SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG DHCL
Bạn hãy Đăng nhập hoặc Đăng kí để tham gia diễn đàn. Thank!
SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG DHCL
Bạn hãy Đăng nhập hoặc Đăng kí để tham gia diễn đàn. Thank!
SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG DHCL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG DHCL

DIỄN ĐÀN DÀNH CHO CÁC KỸ SƯ TƯƠNG LAI
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Có thông báo về tuyển vệc làm mời bạn Đăng kí, Đăng nhập vào diễn đàn để xem thông tin. Distributed by Emi
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 các vấn đề về nền móng do GS. NGUYỄN BÁ KẾ đã giải đáp

Go down 
Tác giảThông điệp
tangocthang
Admin



Tổng số bài gửi : 12
Join date : 26/05/2012

các vấn đề về nền móng do GS. NGUYỄN BÁ KẾ đã giải đáp Empty
Bài gửiTiêu đề: các vấn đề về nền móng do GS. NGUYỄN BÁ KẾ đã giải đáp   các vấn đề về nền móng do GS. NGUYỄN BÁ KẾ đã giải đáp I_icon_minitimeTue May 29, 2012 10:31 am

[justify]Đúng 8h30 sáng, PGS. TS. đã đến XN TVTK kết cấu - CDC để tham gia buổi giao lưu với các thành viên của ketcau.com.

BQT xin giới thiệu một số câu trả lời đầu tiên của PGS. NB Kế:

Tiêu đề: CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU.
Nội dung : Đầu tiên cháu xin có lời chúc sức khoẻ đến bác và gia đình,chúc bác có nhiều cống hiến cho sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam. Thưa bác! Theo như cháu được biết thì ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về cọc cừ tràm. Vậy khi thiết kế, chúng ta dựa vào đâu để áp dụng cọc cừ tràm cho công trình? Bác có suy nghĩ gì về sự cố hầm chui Văn Thánh? Cháu xin chân thành cảm ơn!

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Cọc cừ tràm ở miền Nam cũng như là cọc tre ở miền Bắc được quan niệm như là phương pháp xử lý nền, không xem nó là cọc để truyền lực như cọc cứng BTCT hoặc cọc thép vì những lý do: kích thước phi tiêu chuẩn, độ bền vật liệu cọc không kiểm soát được. Lâu nay xử lý vấn đề này dựa vào kinh nghiệm là đóng cừ tràm với số lượng n cây/1m2 (ví dục, cọc tre 25/m2), sau đó dùng bàn nén có kích thước lớn để nén tĩnh và lấy đó làm cường độ nền để kiểm tra. Nhưng việc dùng loại cọc này cần phải chú ý là toàn bộ chiều dài cọc phải nằm dưới mực nước ngầm ổn định để tránh bị mục. Nếu do lý do nào đó mà mực nước ngầm thay đổi thì phần cọc nằm trong đó sẽ bị mục. Việc dùng cừ tràm ở hầm chui Văn Thánh đã có kiểm tra và đánh giá của Viện KHCN Xây dựng.
=======================================
Tiêu đề: Khả năng chịu tải của cọc đơn và cọc trong nhóm
Nội dung : Chào giáo sư! Giáo sư cho em hỏi 2 câu về khả năng chịu tải của cọc đơn và cọc làm việc trong nhóm (cọc đóng, ép). 1. Trong đất rời: tong tiêu chuẩn TCXD 205-1998 điều 3.9.5 có nêu cọc hạ bằng Phương pháp đóng,ép thì khả năng chịu tải của nhóm cọc có thể lớn hơn tổng sức chịu tải của cọc đơn trong nhóm. Vậy điều này có đúng cho đất rời ở tất cả các trạng thái của đất hay không? xin thầy cho lời khuyên khi áp dụng hệ số nhóm cọc trong trường hợp này sao cho an toàn và kinh tế nhất. 2. Trong đất dính: Theo sách PRINCIPLES OF FOUNDATION ENGINEERING người ta đề nghị công thức n = 1-Tta((n1-1).n2+(n2-1).n1 )/(90.n1.n2). nếu áp dụng công thức này thì khả năng chịu tải của cọc trong nhóm giảm rất nhiều như vậy có lãng phí lăm không? xin giáo sư cho một lời khuyên để áp dụng trong trường hợp này. Cảm ơn giáo sư và chúc giáo sư sức khỏe dồi dào để cống hiến nhiều hơn nữa cho nền xây dựng nước nhà.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
1. Điều 3.9.5 trong tiêu chuẩn là yêu cầu nói chung để sức chịu tải cọc gồm ma sát và sức chống ở mũi thì cọc phải bố trí thưa từ 3,5-> 4D để xem nó là độc lập. Lúc đó mới kể đến ma sát được và tổng sức chịu tải của các cọc đơn là sức chịu tải của nhóm cọc. Khi bố trí cọc có mật độ dày hơn thì sức chịu tải của cọc trong nhóm nhỏ hơn sức chịu tải của cọc đơn vì ma sát thành lúc này là ma sát cả nhóm. Người ta đã chứng minh rằng những cọc nằm ở giửa phần lớn chỉ có sức chống ở mũi vì đất xung quanh cọc là một khối cùng chuyển vị. 2. Trong đất dính cũng tương tự như vậy chỉ có điều trong đất dính phải kể đến hiệu ứng áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình đóng hạ cọc. Kể đến hiệu ứng nhóm thì có nhiều tài liệu khác nhau và còn căn cứ vào kết quả đo ngoài hiện trường. Ví dụ: người Đức khi xây dựng ngân hàng Frankfurt, qua kết quả đo chứng tỏ rằng những cọc ở giữa không làm việc theo ma sát của riêng mình và để tận dụng sức chịu tải của cường độ vật liệu cọc người ta đã kéo dài những cọc đó hơn so với các cọc xung quanh. Trong trường hợp cọc chống thì sức chịu tải của nhóm cọc bằng tổng sức chịu tải của các cọc đơn.
=======================================
Tiêu đề: ổn định của cọc chịu nén trong nền đất yếu ?
Nội dung : Xin giáo sư cho biết có phương pháp nào kiểm tra ổn định của cọc trong nền đất yếu khi chiều dài cọc lớn? Đất nền đóng vai trò như thế nào đến sơ đồ tính bất ổn định của cọc? Cảm ơn giáo sư nhiều.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Phương pháp kiểm tra ổn định của cọc: 1. Ổn định của bản thân cọc: Chủ yếu kiểm tra uốn dọc của cọc khi có độ mảnh lớn: L/D > 60. Chủ yếu do lực Euler gây ra với quan niệm cọc là thanh nén dọc trục bị ngàm 2 đầu. Cụ thể xem quyển lý thuyết cơ học đất, phương pháp Teraghi Với trường này, khi trong đất yếu có Cu > 10 KPa thì không thể xảy ra mất ổn định. Để kể đến việc cọc mất ổn định thì trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc có 2 cách giải quyết: - Giảm sức chịu tải của cọc. - Tăng lượng thép trong cọc 2. Ổn định của nền móng cọc: Có 2 loại ổn định: - Ổn định tổng thể gồm nền đất và cọc. - Mặt trượt đi qua thân cọc
Tiêu đề: sách,file hương dẫn tinh toan các kết cấu cơ bản đến đặc biệt
Nội dung : Thưa GS,hiên nay có khá nhiều công trình mói ,yêu cầu về KC và KT đều cao ,trong khi nguồn tài liệu cho SV lại hết sức hàn hẹp! Tai sao các thầy lại ko viết thật nhiều sách ,báo dưới dạng File văn bản hay tạp chí ,sách... file co thể đưa trực tiếp lên mạng để mọi người có thể tiếp cận được 1 cách dễ dàng... Về kết cấu sẽ có nhiều sách cơ bản ,nâng cao với nhiều ví dụ thực tê! KT THi công có thể là dạng phim tư liệu ,hay sách có kèm theo nhiều hình ảnh chụp ngoài hiện trường ,nhu vậy sẽ trực quan hơn ,va dễ nắm bắt! Hiện nay só lượng phần mên được dưa lên web này con khá it ,tư liệu củng ko thật dồi dào ,thày co thể cung cấp dược ko?

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc đưa những bài giảng hoặc sách báo lên mạng là nhu cầu chính đáng của nhiều bạn ở xa những trung tâm thông tin, khó tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu ấy. Nếu có một tổ chức nào đó tạo điều kiện và tài trợ thì việc này không có khó khăn gì cả. Bởi vì đó không phải là những bí quyết làm việc của từng doanh nghiệp.
=======================================
Tiêu đề: Xin hoi GS
Nội dung : Xin chào giáo sư em co hai câu hỏi muốn hỏi giáo sư: - Trước đây em có học cơ học đất có học công thức tính ứng suất gây lún và ứng suất bản thân cho móng, trong lý thuyết có nói khi tính lún cho móng đến độ sâu mà ứng suất gây lún bằng 0,2 lần ứng suất bản thân thì là thoả mãn, vậy em muốn hỏi giáo sư là độ sâu mà ứng suất gây lún bằng 0,2 lần ứng suất bản thân đó gọi là độ sâu gì? .Và các công thức lý thuyết trong cơ học đất-nền móng có thể áp dụng đến độ sâu nào của đất thì không còn hiệu lực nữa? - Điều thứ hai em muốn hỏi là lần trước em co vào TP.HCM và có đi thăm bể chứa nước ngầm lớn nhất thành phố( cái bể này đang bi tạm ngưng hoạt động do bị rò rỉ).Em muốn hỏi giáo sư cách xử lí sự cố này và làm sao để đưa nó trở lại hoạt động bình thường như cũ và tình huống xấu nhất là chưa thể đưa bể ngầm này trở lại như cũ thì giải pháp tạm thời là như thế nào?.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
- Chiều sâu để tính lún cho những công trình có diện chịu tải nhỏ hơn 10mx10m thì dừng ở độ sâu mà ở đó ứng suất thêm bằng 0.1 hoặc 0.2 ứng bản thân. Trong trường hợp > 10m thì phải theo những chỉ dẫn khác, nói chung chiều sâu này nhỏ hơn chiều sâu nói trên vì nếu không thì độ lún công trình sẽ rất lớn, không đúng với kết quả đo đạc thực tế.
=======================================
Tiêu đề: Thiết kế móng cọc Barret
Nội dung : Trong việc thiết kế móng cọc barrettes thì việc dùng công thức nhật bản có còn phù hợp với loại cọc này không vì : -Diện tích xung quanh cọc barrettes lớn hơn cọc nhồi , thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT có mũi xuyên hình tròn thì không còn phù hợp với dạng cọc barrettes hình chữ nhật , diện tích ma sát thành cũng khác . Thế thì vấn đề này giải quyết như thế nào . Theo cọc nhồi thì : P = 1/3{15NF+(0.2Ns.Ls+C.Nc)U} Các hệ số : 0.2 , và 1 có cần thay thế bằng số khắc không ?

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc thiết kế cọc Barrete thì có tiêu chuẩn riêng và tham khảo sách cọc Barrete và neo của GS.TS. Nguyễn Văn Quảng. Nhưng nên quan niệm rằng cọc Barrete và cọc nhồi chỉ khác nhau về tiết diện hình học và cách thi công, không khác nhau lắm về nguyên lý tính toán. Ưu việt của cọc Barrette là chịu lực ngang theo phương của cạnh ngắn là rất lớn nên chúng ưu tiên bố trí ở các dưới các vách cứng hoặc các công trình đối xứng trục. Việc dùng tiêu chuẩn SPT là cách đánh giá đất nền nói chung để thiết kế móng cọc, nó không phụ thuộc kích thước và loại cọc. Công thức để tính sức chịu tải của cọc nhồi thì hiện nay có rất nhiều. Bạn có thể tham khảo bài dịch của PGS.TS. Nguyễn Bảo Huân trong Tạp chí Người Xây dựng số 11,12 năm 2004
tiếp theo
Tiêu đề: Công nghệ thi công phần ngầm trong thành phố
Nội dung : Kính thưa thầy, hiện nay việc thi công công trình ngầm trong thành phố là một vấn đề còn tương đối mới đối với Việt Nam như các phương pháp TBM, pipẹacking, microtunnelling, NATM.... Thầy có thể cho chúng em biết theo quan điểm của thầy thì những công nghệ nào có thể sử dụng tại Việt Nam và cách thức áp dụng nó được không ạ? Chúc thầy mạnh khoẻ.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Các phương pháp thi công công trình ngầm nói trên mới bắt đầu xuất hiện ở VN gần đây phục vụ các CT giao thông hoặc công trình kỹ thuật của đô thị. Phương pháp TBM và NATM đã được dùng ở công trình thuỷ lợi và giao thông ví dụ: Yaly và hầm qua đèo Hải Vân. Chúng chủ yếu dùng trong nền đá. Phương pháp pipejacking(kích ép ống) hoặc microtunnelling thường dùng trong các đô thị. Ví dụ, phương pháp pipejacking (do Viện IBST và Nhật thiết kế) chuẩn bị thi công ở đường vượt ngầm Công trìng Ngã tư Vọng (Hà Nội). Viện IBST phối hợp với Sở Giao Thông công chính HCM và cty Tư vấn Giao Thông XD của Hà Nội đã có nghiên cứu về vấn đề này.
=======================================
Tiêu đề: Về vấn đề giằng móng
Nội dung : Thưa thầy , do không chưa có tài liệu nào hướng dẫn tính toán thiết kế giằng móng của móng cọc nên khi thiết kế mỗi người tính toán thiết kế một kiểu . Vậy em xin hỏi thầy có tài liệu nào về vấn đề này không và tính toán thiết kế như thế nào ? em xin cám ơn thầy ! chúc thầy luôn khoẻ!

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Giằng móng của nhà cao tầng có thiết kế theo 2 chức năng: - Dùng để điều chỉnh được lún lệch giữa các móng, trong trường hợp đó thì giằng móng sẽ có kích thước rất lớn để đảm bảo độ cứng tổng thể. Việc tính nó xem như hệ dầm trên nền đàn hồi. - Xem nó như liên kết ngang để chịu tải trọng ngang trong mặt phẳng móng. Khi thiết kế xem nó như một thanh chịu kéo dọc thanh và xoắn 2 đầu thanh. Lực kéo lấy bằng 1/10 của tải trọng đứng lớn nhất ở 2 đầu thanh, còn mô men xoắn là mô men do lệch tâm tác động ở 2 đầu thanh.
=======================================
Tiêu đề: lựa chọn phương án móng nhà cao tầng
Nội dung : cháu đươc biết bác viết nhiều sách móng nhà cao tầng, vừa rồi cháu mới găp trường hợp chưa có cách giải quyết cụ thể mong bác chỉ dẫn ;nguyên văn của đề thi: nhà khung btct 12 tầng có mặt bằng với lưới cột là 7200x7200 hoạt tải sử dụng p=200kg/m2 hãy lựa chọn phương án móng và xác định kích thước sơ bộ của móng theo phương án đã chọn chúc bác dồi dào sức khoẻ

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Người làm công tác địa kỹ thuật không thể có một phương án móng nếu không biết những điều kiện đất nền nên câu hỏi của em rất khó trả lời. Còn về đại thể phải xem xét kỹ nhà khung thì có thể dùng móng đơn, băng hoặc móng bè nhưng chú ý kiểm tra lún lệch giữa các chân cột vì nhà kết cấu khung rất nhạy và lún không đều, có nghĩa rằng sẽ phát sinh thêm ứng suất của kết cấu bên trên.
Tiêu đề: đặt thép dọc của cọc khoan nhồi
Nội dung : Cháu xin chúc giáo sư khoẻ! Theo cháu đc biết thì hiện nay có rất nhiều đơn vị thiết kế thép dọc cho cọc khoan nhồi khác nhau. Có nơi thì đặt hết chiều dài cọc mà không giảm thép, có nơi thì đặt hết chiều dài cọc nhưng có giảm thép ở đoạn duới, có nơi chỉ đặt thép ở 1/3->2/3 đoạn trên. Vậy xin GS giải đáp giúp cháu: - Các truờng hợp đặt thép dọc như trên đc sử dụng trong các truờng hợp nào? đặt suốt chiều dài trong truờng hợp nào? đặt một phần trong truờng hợp nào? Có tài liệu nào huớng dẫn điều này? - Với các trường hợp trên cách tính toán có gì khác nhau về sức chịu tải theo vật liệu của cọc?

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc đặt thép trong cọc khoan nhồi thì căn cứ vào kết quả tính toán của thiết kế và yêu cầu cấu tạo. Thông thường dựa vào biểu đồ mômen của cọc để bố trí thép. Phần trên mật độ dày hơn, phần dưới mật độ thưa hơn. Nếu cọc nhồi chỉ có chịu nén thuần tuý, về mặt lý thuyết là không cần thép nhưng móng cọc nhồi trong nhà cao tầng còn chịu lực ngang rất lớn (động đất, gió bão) và theo kinh nghiệm của nước ngoài thường được đặt thép suốt chiều dài thân cọc.
=======================================
Tiêu đề: về hiện tượng đất chảy
Nội dung : câu hỏi 1: trong khi xây dựng công trình, mở hố đào..hay xuất hiện hiện tượng đất chảy, em thấy có nhiều phương pháp hạn chế, trong đó em có nghe nói phương pháp làm đông lạnh đất chảy. thầy có thể nói rõ hơn về phương pháp này không ạ,như ứng dụng trong điều kiện nào, phụ thuộc yếu tố nào...và ở ta đã sử dụng nhiều chưa ạ ?? câu hỏi 2: khi gặp hiện tượng xói ngầm trong khi xây dựng công trình dân dụng thì có những cách xử lý nào và xử lý thế nào để có hiệu quả nhất ở ta ạ ?? em xin cảm ơn và chúc thầy mạnh khoẻ !!!

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
1. Phương pháp làm đông lạnh để hạn chế việc chảy của đất và nước vào trong hố đào thường áp dụng ở các nước phương Tây. Ở nưóc ta có những phương pháp khác có hiệu quả tương tự như gia cố đất quanh hố đào bằng cọc xi măng đất hoặc tạo ra những tường cừ ngăn được nước, hoặc thực hiện việc hạ mực nước ngầm. 2. Việc xói ngầm thường gặp trong công trình thủy lợi, thường được xử lý bằng cách bịt các chỗ xói ngầm đó bằng phụ gia đông cứng nhanh hoặc gần đây ở Viện khoa học Thủy lợi đã dùng phương pháp bơm ép (Jetgrouting) rất có hiệu quả.
=======================================
Tiêu đề: Thiết kế đài cọc dạng bè
Nội dung : Cháu xin phép được hỏi giáo sư một vấn đề về tính toán thiết kế đài cọc dạng bè như sau ạ: Hiện nay phần nhiều các nhà cao tầng có bố trí từ 1 tới 2 tầng hầm với độ sâu vào trong lòng đất từ 3 tới 6m. Do mặt bằng chật hẹp và tải trọng lớn, cọc khoan nhồi tính toán ra được bố trí khá mau trên mặt bằng, doi vậy phải bố trí đài cọc dạng bè kết hợp làm sàn tầng hầm. Bề dày của đài cọc khá lớn dấn tới trọng lượng bản thân lên tới hàng ngàn tấn. Hiện nay, một số chuyên gia nước ngoài cho rằng trong tính toán có thể bỏ qua trọng lượng bản thân của đài cọc này khi xác định tải trọng dồn vào cọc do để thi công được đài ta đã phải dỡ đi một lượng đất khá lớn. Nhưng chưa có tiêu chuẩn nào đề cập tới vấn đề này. Cháu muốn xin ý kiến của GS được không ạ ? Xin cảm ơn giáo sư ạ.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc kết hợp móng cọc với móng bè để tạo thành tầng hầm cho nhà cao tầng là phương án thường dùng và có nhiều ưu việt trong thiết kế móng nhà cao tầng. Để tính toán người ta có thể dựa vào phương pháp bản trên nền đàn hồi. Còn móng hộp thì tính như kết cấu BTCT làm việc không gian chịu tải trọng đứng, ngang của đất và nước và áp lực đất dưới đáy móng, động đất (nếu có). Để đơn giản hoá, người ta xem móng hộp như một dầm cao chữ I, với bản trên và bản dưới là cánh trên và cánh dưới của dầm còn tường dọc và tường ngang là thân của chữ I. Cũng có thể tính nó bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Vào ngày 1-7-2005, sẽ có 1 luận văn Thạc sỹ về vấn đề này, bảo vệ tại Bộ môn Cơ đất nền móng (DHXD - Hà Nội). Không riêng gì loại móng bè, móng của các nhà cao tầng đều chôn sâu, lượng đất được giải phóng khá lớn nên trong nền sẽ xuất hiện một trạng thái ứng suất biến dạng mới do giảm tải. Để kể đến điều này trong tính toán, trong một số sổ tay thiết kế nền móng hoặc tiêu chuẩn nước ngoài có đề cập đến. Ví dụ quyển "Móng nhà cao tầnh, kinh nghiệm nước ngoài" - Nhà XBXD 2004 do tôi chủ biên có đề cập đến.
=======================================
Tiêu đề: Cọc xi măng - đất
Nội dung : Kính gửi thầy, Em đang làm luận văn Thạc sĩ về Cọc xi măng đất áp dụng để gia cố nền đường đầu cầu đắp cao trên nền đất yếu . Em mong thầy chỉ giúp cho em nguồn tài liệu nào để nghiên cứu vấn đề trên . ( Em chỉ biết ngoại ngữ Anh Văn thôi ) Em chân thành cảm ơn. Phạm Văn Đại , TVXD Phương Nam, Tp.HCM

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Cọc Xi măng đất hiện nay đang được thi công ở nhiều công trình tại VN bằng công nghệ của Thuỵ Điểnm, Trung Quốc và Nhật. Có một số luận văn Thạc sỹ về vấn đề này được bảo vệ tại Bộ môn Cơ đất nền móng, trường ĐHXD (Hà Nội). Em có thể liên hệ với trường để tìm tài liệu.
Tiêu đề: thưa thầy em muốn hỏi câu hỏi tính sức chiụ tải của móng cọc
Nội dung : em là sinh viên trwờng ĐH GIAO THÔNG VÂNJ TẢI em muốn nghiên cứu vấn đề sức chịu tải của móng cọc bằng phương pháp phần tử hữu hạn thầy có the cho em vài định hướng cơ bản ?

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc tính toán sức chịu tải cọc = Phương pháp PTHH là việc không mới, em có thể tìm đọc trong các tạp chí khác nhau có liên quan. Nếu là em đang học ngành giao thông thì nên đọc tạp chí của Pháp "LCPC" - Phòng thí nghiệm trung tâm Cầu đường của Pháp.
=======================================
Tiêu đề: đặt thép cho cọc khoan nhồi!
Nội dung : Bác cho cháu hỏi: Chú Trần Chủng ( Cục giám định-BXD) có phát biểu sau vụ nhà A1-Thanh xuân về cọc khoan nhồi là: Với cọc khoan nhồi chẳng cần thiết phải đặt thép ở 1/2 cọc phía dưới. Vậy thiết kế đặt thép 1/2 phía dưới liệu có đúng hay sai???

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Bạn xem câu 23
=======================================
Tiêu đề: móng cọc
Nội dung : Được biết PGS.TS Nguyễn bá Kế là chuyên gia hàng đầu trong ngành địa chất công trình.Xin PGS.TS Nguyễn Bá Kế hướng dẫn cho tôi cách tính chọc thủng của cọc ở góc vào đài? Tôi xin cảm ơn rất nhiều.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc tính chọc thủng của cọc nằm ở góc, ở giữa và ở mép đài đã được trình bày tương đối chi tiết trong quyển "Móng Nhà cao tầng - Kinh nghiệm nước ngoài" - Nhà XBXD - 2004.
=======================================
Tiêu đề: nghiên cứu ở IBST
Nội dung : Xin giáo sư cho biết hiện nay IBST đang nghiên cứu những đề tài gì về địa kỹ thuật. Giáo sư có thể giới thiệu qua về đội ngũ cán bộ nghiên cứu ngành địa kỹ thuật của IBST được không? Xin cảm ơn giáo sư.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Hiện nay ở Phòng Địa kỹ thuật của IBST đang nghiên cứu về 3 vấn đề lớn: - Những vấn đề về Địa kỹ thuật Môi trường (Địa chất công trình đô thị, ô nhiễm đất, nước,...) - Những vấn đề liên quan đến công nghệ thiết kế và thi công công trình ngầm đô thị. - Biên soạn những chỉ dẫn hoặc Tiêu chuẩn có liên quan đến Thiết kế và Thi công nhà cao tầng. Đội ngũ cán bộ của phòng Địa kỹ thuật thì khá trẻ. Có 3 tiến sỹ kỹ thuật và một Tiến sỹ khoa học + 4 Tiến sỹ đang tu nghiệp ở nước ngoài (Mỹ, Nga, Đức, Pháp).
=======================================
Tiêu đề: Hỏi về cọc vữa ximăng
Nội dung : Thưa Giáo sư, cháu nghe nói ở Đà Nẵng có một công ty Nhật Bản đã đưa vào ứng dụng Công nghệ cọc vữa ximăng để gia cố nền cho công trình nhà dân dụng cao 16 tầng có tầng hầm. Sau khi gia cố không cần sử dụng cọc khoan nhồi. Vậy Giáo sư có thể giới thiệu qua nguyên lý của công nghệ này được không ạ! Xin cảm ơn Giáo sư.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Hiện nay một số nơi đã dùng cọc xi măng đất (có nơi gọi là cọc Bê tông đất) cho xây dựng nhà. Việc nó có thể thay thế cọc khoan nhồi hay không là căn cứ trên kết quả tính toán và phân tích. Ở đây cần phân biệt khi tính cọc cứng (cọc BTCT, cọc khoan nhồi) thì biểu đồ truyền lực của CT xuống mũi cọc theo như quy định của Tiêu chuẩn. Đối với cọc Xi măng đất thì việc truyền lực không giống như cọc BTCT. Theo tôi nên xem nó là việc gia cố nền và tính chúng như là nền nhiều lớp, trong đó các chỉ tiêu của đất nền mà cọc đất xi măng xuyên qua được tính quy đổi thành nền tương đương có môdun đàn hồi E và cường độ R quy đổi.
Tiêu đề: Thu tai coc khoan nhoi.
Nội dung : Thua GS.Hien nay, Co nhung phuong phap nao de kiem tra suc chiu tai cua coc. Hien nay cac coc thu tai duoc thi cong den cao trinh mat dat tu nhien. Trong khi cac coc thi cong dai tra sau nay co cao trinh thap hon rat nhieu do nam duoi cao trinh day tang ham, trong khi cac cong trinh hien nay co nhieu tang ham. Vay ket qua thu tai co phan anh dung thuc te lam viec cua coc dai tra khong?? Cam on GS!!

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để thử tải của cọc nói chung: - Nén tĩnh - Nén tính có đo ma sát và sức chống. - Thử động PDA. - Thử tĩnh động STATNAMIC. - Thử bằng hộp OSTERBERG. Trừ phương pháp STATNAMIC, các phương pháp khác đều đã được dùng ở nước ta. Nếu muốn tìm hiểu vấn đề nay, em có thể đọc quyển sách "Chất lượng móng cọc - Quản lý và đánh giá" -Nhà XB Giao thông Vận tải - 2000 do tôi và PGS.TS. Nguyễn Hữu Đẩu. Khi thử cọc phải loại trừ phần cọc sẽ đập bỏ vì vậy phải có biện pháp cách ly masat bên của cọc và đất của đoạn cọc sẽ đập bỏ lúc thử tải.
=======================================
Tiêu đề: Công nghệ cọc khoan nhồi thổi rửa đáy.
Nội dung : Kính chào giáo sư. Theo em được biết thì Ở Việt Nam gần đây đã xuất hiện công nghệ thi công cọc khoan nhồi với công nghệ mới.Công nghệ thổi rửa đáy. Sau đó bơm vữa xi măng với áp lực cao (50MPa) xuống đáy. Kết quả là sức chịu tải của cọc tăng lên 200% so với các cọc tính toán thông thường. Xin được hỏi giáo sư, - có tài liệu nào cụ thể nói rõ về công nghệ thi công và hình ảnh thi công cụ thể được không a? - Với cùng một cọc có cùng kích thước nếu Ptt tăng lên 2 lần như thế mà theo TCVN : Rbt

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Công nghệ Rửa đáy do người Đài Loan thực hiện đầu tiên tại Việt Nam tại công trình 83 Lý Thường Kiệt (Hà Nội). Viện IBST đã cùng họ kiểm tra hiệu quả của việc xử lý này bằng thí nghiệm tải trọng tĩnh có đo lực ma sát và sức chống ở mũi. Một hội thảo chi tiết về vấn đề này đã được trình bày tại IBST và một bài báo về vấn đề này năm 2004 trên tạp chí Khoa học công nghệ của Viện. Viện Kỹ thuật Xây dựng Hà nội đang thí nghiệm hiện trường phương pháp này tại Hà Nội.
=======================================
Tiêu đề: Cọc ứng suất trước
Nội dung : Xin thầy cho em biết cấu tạo cũng như nguyên lý tính toán của cọc ứng suất trước.Phạm vi áp ụng

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Cọc BTCT ứng suất trước hiện nay trong ngành giao thông dùng khá nhiều, một số Nhà máy của ngành giao thông đặt tại Hà Nội hoặc của một Cty TNHH ở Thành phố HCM đã sản xuất được loại cọc này cung cấp cho thị trường. Về nguyên tắc việc thi công chúng không khác mấy về nguyên tắc so với thi công kết cấu BTCT ứng suất trước khác, chủ yếu là giảm tổn thất ứng suất và đảm bảo cường độ bê tông trong quá trình kéo căng.
=======================================
Tiêu đề: Công ngệ dải bêtông đổ chèn sau
Nội dung : Thưa thầy, xin thầy cho biết hiện nay trên thực tế và điều kiện Việt Nam đã có nhiều công trình áp dụng thành công công nghệ dải bê tông đổ chèn sau cho tầng hầm chưa, có những vấn đề gì phát sinh cần rút kinh nghiệm cho quá trình thi công và khai thác công nghệ này không? Em xin cảm ơn và kính chúc sức khoẻ thầy.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều công trình thi công móng giữa phần cao tầng và thấp tầng, có dải (băng) BTCT đổ sau nhưng thầy Dũng ở DHXD (Hà Nội) đã có thực hiện một công trình như vậy tại Thành phố HCM. Bạn có thể liên với thầy để tìm hiểi thêm.
=======================================
Tiêu đề: CỌC XI MĂNG + ĐẤT
Nội dung : Kính thưa bác! Cháu xin hỏi về vấn đề cọc xi măng và đất ! - Điều kiện môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến cường độ của cọc ? - Đối với từng loại xi măng khác nhau thì sự ảnh hưởng của từng loại xi măng ấy đến cường độ của cọc ? - Tỉ lệ xi măng và đất như thế nào là hợp lí nhất ? Cháu xin chân thành cảm ơn bác!

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Để thiết kế cọc xi măng đất thì việc đầu tiên là phải thử thành phần tối ưu giữa đất và xi măng để kiểm tra sự phát triển cường độ theo thời gian. Vấn đề này em có thể tham khảo TCXDVN:2005 - Gia cố nền đất yếu- phương pháp trụ đất xi măng (Đăng trong giai đoạn dự thảo, khoảng cuối 2004 sẽ ban hành), Cơ quan biên soạn là viện IBST
Tiêu đề: Thiết kế dầm móng là lãng phí vô ích !?
Nội dung : Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết ý kiến bình luận của GS về vấn đề sau: "Tôi thấy các bạn đồng nghiệp tranh luận rất sôi nổI về đề tài này nhưng vẫn chưa ngã ngũ, và cũng chưa có tiêu chuẩn hay tài liệu nào chỉ dẫn việc thiết kế dầm móng. Cũng xin góp vui như sau: 1. Khi nào thì cần có dầm móng ? Trả lờI : khi có ít hơn 3 cọc trong một đài (tiêu chuẩn thiết kế móng cọc). 2. TạI sao cần dầm móng trong trường hợp trên ? Trả lờI : để khống chế chuyển vị xoay của đài cọc ? để chịu momen do tảI trọng lệch tâm từ cột truyền xuống, nhất là khi cột lệch tâm trong các công trình xây chen. 3. Nếu không khống chế chuyển vị xoay của đài cọc thì việc gì xảy ra ? Hầu hết đều trả lờI : để không xuất hiện momen trong cọc vì chúng ta đang thiết kế móng cọc đài thấp dùng cọc BTCT đúc sẵn chỉ chịu tảI thẳng đứng không chịu momen, cọc sẽ bị gãy. (ở đây không đề cập móng cọc đài cao trong các công trình cầu sẽ chịu cả 3 loạI tảI trọng đứng, moment, lực ngang vì các cọc này phảI được thiết kế riêng). Có đúng cọc sẽ bị gãy nếu tảI lệch tâm mà không làm dầm móng hay không ? Tôi nói : không, chẳng khi nào gãy cả ? Tôi xin biện luận như sau: 1. Giả sử : không có dầm móng. tảI trọng thẳng đứng từ cột nằm trên đài có vị trí lệch tâm so vớI tim cọc (1 hoặc 2 tim) một đoạn 0,7m (là khoảng cách ép cọc gần nhất hiện nay đốI với công trình xây chen). TảI trọng chân cột 40T. Cột 20x20cm hoặc 25x25cm. Suy nghĩ thông thường : moment trong cọc = 0.7x40T =28Tm. Gãy cọc !! phảI thiết kế cọc chịu được 28tm hoặc phảI làm dầm móng gánh hết momen này cho cọc. OK, tôi không làm dầm móng mà lạI giả sử cọc được thiết kế để chịu được 28Tm. Vậy cọc tồn tại mà không bị phá hoạI. Tuy nhiên theo định luật 3 newton hay phương trình cân bằng nút đài cọc, nếu cột gây ra cho cọc moment bao nhiêu thì cọc gây ra momen trong cột bấy nhiêu. suy ra cột cũng chịu momen 28Tm, suy ra cột cũng bị gãy (trái giả thiết tồn tạI cột nên có lực dọc)! Vô lý vì : a: nếu không tồn tạI cột thì sao tồn tạI lực dọc và moment. b: với cùng tảI trọng như trên nhưng nếu cột đúng tâm cọc thì cột không gãy. Chả lẽ chỉ vì cột đứng không đúng vị trí ta muốn mà nó bị gãy hay sao ? C. cọc thì tồn tạI còn cột bị gãy. 2. Kết luận thứ nhất: chẳng khi nào cột phát sinh ra moment trong cọc cho dù nó đúng tâm hay lệch tâm. 3. Kết luận thứ 2 : Chúng ta đang thiết kế những dầm móng khủng bố vô cùng lãng phí, chúng ta đang làm lãng phí tài sản của xã hộI (xin các anh, chị thứ lỗI đừng vộI nóng mặt, chỉ là đang giả sử và biện luận thôi). 4. Kết luận thứ 3 : chỉ cần thiết kế dầm móng để chịu moment chân cột đã có sẵn từ bên trên truyền xuống và để giữ cho đài ổn định nếu có lực ngang đã bỏ qua trong tính toán chứ đừng bận tâm đến cột lệch tâm hay không. 5. Kết luận thứ 4 : Vậy cột lệch tâm gây ra điều gì ? phảI chăng nó chỉ làm cho đài làm việc không đúng mục tiêu là truyền đầy đủ lực dọc xuống các cọc một cách đồng đều? và điều này đúng vì nếu có 3 cọc trở lên, sẽ có cọc bị nén nhiều, còn có cọc bị nén ít, thậm trí bị nhổ lên (công thức tính lực dọc tính toán truyền lên đầu cọc). Vậy nếu chỉ có 1 cọc hay 2 cọc thì sao, không truyền xuống đủ thì tảI trọng đứng dư truyền đi đâu, ai chịu ? Trên đây là phần biện luận của tôi. mong các anh, chị tham gia bàn bạc chỉ giáo thêm. Biện luận trên đúng sai ra sao." Xin cảm ơn Giáo sư. Rất mongg GS. bình luận.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Nhiệm vụ của dầm móng cọc là để truyền tải trọng của công trình xuống cọc. Trên dầm có thể là khung, tường hoặc vách cứng,... Khi trên cọc là vách cứng thì dầm móng được xem có độ cứng rất lớn nên không cần có những cấu tạo đặc biệt. Dầm móng còn có nhiệm vụ để điều chỉnh độ lún không đều (Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng trong tkế Nhà cao tầng). Vì vậy việc tính toán kết cấu của dầm móng rất tiếc là trong tiêu chuẩn VN nói rất ít. Có lẽ đó là điều gây ra sự tranh luận này chăng. Nếu cần, bạn hãy đọc tiêu chuẩn Nền móng của Trung Quốc năm 2004 thì điều bạn tranh luận sẽ rõ hơn.
=======================================
Tiêu đề: Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc mới thay cho TCXD205:1998
Nội dung : Kính thưa giáo sư, theo như tin tức đăng trên diễn đàn www.ketcau.com thì sắp tới có Hội thảo về Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc mới thay cho TCXDVN205:1998 (do Giáo sư chủ trì trước đây) Theo GS. Lý do Tại sao phải soạn lại Tiêu chuẩn này ? Có phải vì TCXDVN 205:1998 không còn phù hợp trong thực tế hoặc còn có những nhầm lẫn gì đó? Ngoài ra cũng đề nghị giáo sư cho biết ý kiến của mình là nên dùng hệ số nào về việc áp dụng các hệ số an toàn: Tổng thể (theo TC móng cọc hiện hành) và việc sử dụng hệ số an toàn riêng phần (theo Eurocode 7). Dự thảo TC thiết kế móng cọc mới đang đưa vào lẫn lộn cả hai hệ số này. Xin cảm ơn GS. và chúc GS. khỏe mạnh

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Đúng là sẽ có nhiều cuộc hội thảo để góp ý cho Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc mới mà cuộc hội thảo gần nhất sẽ được tổ chức vào ngày 28-6-2005. Theo Thầy chủ trì sẽ có một cuộc hội thảo như vậy tại Thành phố HCM vào cuối năm. Mục đích thống nhất các tiêu chuẩn Tkế móng cọc trước đây vào trong một tiêu chuẩn duy nhất là nhằm có một văn bản pháp lý chung. Cơ sở của việc biên soạn lần này là dựa vào Eurocode 7 và một số tiêu chuẩn khác.
=======================================
Tiêu đề: Tính tóan và thiết kế móng cọc.
Nội dung : Kính thưa giáo sư, trước hết xin chúc giáo sư thật Mạnh khỏe để cống hiến nhiều hơn cho nền xây dựng đặc biệt là ngành Địa kỹ thuật nước nhà, ngoài ra tham gia giao lưu nhiều với các thành viên ketcau.com. Em xin phép hỏi Giáo sư một vài câu hỏi: 1. Em được biết giáo sư chủ trì biên soạn TCXD 195:1997 thì công thức tính sức chịu tải cho cọc khoan nhồi theo SPT nguyên văn như sau: "Sức chịu tải CHO PHÉP của cọc Qa (tấn) trong nền đất dính và đất rời tính theo công thức: Qa = 1,5Ntb*Ap + (0,15*Nc*Lc + 0,43*Ns*Ls)*U - Wp Trong đó: N ........... Ntb (trong TC la N có dấu ngang ở trên đỉnh) là chỉ số xuyên TCTB của đất trong khoảng 1 d DƯỚI mũi cọc và 4d DƯỚI mũi cọc......." Nhưng tính nguyên văn như vậy ra kết quả không ổn. Ví dụ cọc D1200 chỉ tính ra sức chịu tải cho phép (Qa = 300 tấn) Thưa GS. có phải công thức này bị nhầm lẫn (có thể do in ấn) không ạ ? Bọn cháu thường điều chỉnh như sau: - Sức chịu tải nêu ở trên là giá trị "TỚI HẠN: Qu" mà không phải giá trị "CHO PHÉP: Qall" và trị số 1,5 thay bằng trị số 15. Sau đó áp dụng các hệ số an toàn bằng 3 cho yếu tố mũi cọc và bằng 2 -2,5 cho ma sát bên thì ra kết quả phù hợp với các công thức khác của NHật bản, của Meyerhof và theo thí nghiệm thực tế. (Chẳng hạn cọc DK1200 có sức chịu tải 550-600 tấn, cọc DK100 có SCT cho phép là 400-450 tấn ...) Cụ thể, sức chịu tải tới hạn (Qult) là: Qu=15.Ntb.Ap + (0,15.Nc.Lc + 0,43.Ns.Ls)As- Wp Xin giáo sư cho biết chỉnh như vậy có được không ? Rát mong GS có ý kiến chính thức và có đính chính cho tiêu chuẩn này nếu cần vì TC này được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Đúng là có sự nhầm lẫn trong in ấn trong TCXD195:1997. Việc này sẽ được hiệu chỉnh lại trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc mới, sẽ ban hành vào cuối năm 2005. Hơn nữa người thiết kế không nên chỉ dựa vào một công thức nào đó mà phải lựa chọn trong nhiều công thức khác nhau.
=======================================
Tiêu đề: Dong tham qu tương cu LASEN
Nội dung : Xin hỏi Giáo sư. Với một hố đào sâu được vây kín bằng cừ LASEN , cừ được cắm vào trong lớp đất sét dẻo cứng , phía tren là lớp cát hạt thô,đáy hố đào nằm trong lớp sát hạt thô, mực nước ngầm cao hơn đáy hố đào 6m. Vậy có tính được lượng nước thấm qua tường cừ trong 24h hay không và nếu đưộc thì theo tiêu chuẩn nào

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Có nhiều tài liệu nói về vấn đề này, trong đó có cả cho tường LASEN. Trong quyển "Thiết kế và Thi công hố móng sâu" - do tôi chủ biên Nhà XBXD 2002. Bạn có thể sử dụng phần mềm GESLOPE hoặc PLAXIS2D để tính toán.
=======================================
Tiêu đề: Phương pháp thi công TOPDOWN
Nội dung : Chào Giáo sư! Cho em hỏi về trình tự và phương pháp thi công TOPDOWN. Đối với các công trình có nhiều tầng hầm người ta thường chọn phương pháp thi công topdown xin thầy giúp em và các bạn đồng nghiệp hiểu rõ hơn về PP thi công này để không phải bối rối khi gặp phải, những ưu và nhược điểm của phương pháp nay, nó phù hợp cho những trường hợp nào. Ví dụ : có một công trình A có 2 tầng hầm, 10 tầng lầu, phương án móng là móng bè,và giả thiết địa chất tốt. (trong trường hợp địa chất yếu, chon phương án móng bè trên nền cọc ép thi phương pháp thi công này có khả thi không.) cảm ơn giao sư nhiều.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Phương pháp thi công tầng hầm theo phương pháp từ trên xuống (TOPDOWN) gồm có: - Lập tường cừ quanh móng. - Đặt thép chờ để liên kết sàn của tầng hầm. - Làm tầng sàn (Bản đỉnh) của tầng hầm. - Đào đất phía dưới sàn tầng 1. - Làm sàn tầng 2. ..v..v... Có mấy vấn đề cần chú ý: - Vị trí cốt thép chờ ở tường cừ phải chính xác. - Việc đào đất dưới các sàn là công việc khó nhọc và năng xuất thấp nên phải chú ý đến vệ sinh và an toàn lao động. - Lỗ chừa ở các tầng sàn phải thuận lợi (thường là chỗ đặt cầu thang sau này) để vận chuuyển đất ra và đưa vật liệu vào. - Việc chống thầm của bản đáy và chỗ tiếp xúc giữa cột và bản đáy nếu có phải hết sức chú ý. Ưu điểm nổi bật của phương pháp: - Nội lực của tường cừ thấp - Chuyển vị ngang của tường cừ là nhỏ nên ít ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận. Do đó chúng rất có lợi thế khi thi công công trình ngầm trong vùng đô thị có mật độ xây dựng cao. - Nhờ phương pháp này có thể thi công theo 2 chiều từ trên xuống và từ mặt đất trở lên cùng một lúc. Nhưng phải chú ý việc tăng tầng ở bên trên không được vượt quá sức chịu tải của cọc khi chưa ngàm cứng một cách đầy đủ vào bản đáy. Nhược điểm: - Giá thành tương đối cao. - Năng suất lao động thấp. - Chống thấm phức tạp.
Tiêu đề: Xin GS. cho biết cảm tưởng về buổi giao lưu này.
Nội dung : Chắc rằng trả lời đến giờ này với hơn 50 câu hỏi của gần 100 thành viên, Giáo đã mệt. Đề nghị GS. cho biết một số cảm tưởng về buổi giao lưu trực tuyến với các thành viên của www.ketcau.com ngày hôm nay. Hy vọng rong tương lai sẽ được tiếp tục giao lưu với Giáo sư trên mạng của các kỹ sư kết cấu Việt Nam. Rất mong giáo sư cố vấn và cho một số lời khuyên cho trang web này để tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành xây dựng Việt Nam. Thay mặt Ban quản trị và tất cả các thành viên www.ketcau.com (trong đó có anh Nguyễn Việt Tuấn con trai bác đang làm NCS ở bên Nga) xin trân trọng cảm ơn giáo sư dã có buổi giao lưu bổ ích ngày hôm nay, kính Chúc giáo sư luôn luôn khỏe mạnh, viết nhiều sách về Nền móng, tham gia các đề tài nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn NCS, thạc sĩ ... để và cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành xây dựng nước nhà ! TM Ban Quản trị ketcau.com: Phạm Như Huy

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc trao đổi đối với các ban quan tâm thông qua các câu hỏi gửi đến đã cho tôi một suy nghĩ rằng các bạn rất quan tâm và gặp rất nhiều khó khăn trong công tác Địa kỹ thuật, Nền móng công trình của mình. Chắc rằng các câu trả lời của tôi cũng chưa thoả đáng lắm nhưng hi vọng rằng qua đó, các bạn sẽ tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan vì không thể thay thế việc giao lưu bằng việc tự học. Tôi mong rằng ngoài việc trao đổi còn có thể đưa lên mạng những bài giảng, những báo cáo khoa học hoặc những tổng kết các đề tài nghiên cứu...để chúng ta cùng trao đổi, tham khảo. Mong rằng Website www.ketcau.com sẽ trở thành đi đầu trong công việc lý thú và bổ ích này. Chúc các bạn thành công trong công tác và học tập !
=======================================
Tiêu đề: Thí nghiệm cọc ép sau khi thi công
Nội dung : Thưa giáo sư, hiện tại các biện pháp kiểm tra cọc ép sau khi thi công xong: chiều dài, độ đặc chắc của cọc thì chúng em có thể sử dụng các phương pháp thí nghiệm nào? Với cọc ép sau khi thi công, em có thể áp dụng PDA, PIT, ... như cọc đóng, cọc nhồi được không? Xin cảm ơn giáo sư!

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Chất lượng cọc ép được thể hiện ỡ chỗ chất lượng mối nối giữa các đoạn cọc và áp lực ép lúc thi công. Do các cọc ép đều được ghi lại áp lực ép từng cọc một nên chất lượng của chúng khá tin cậy. Các phương pháp kiểm tra như PDA,PIT,...có hạn chế nếu cọc ép gồm có nhiều đoạn nối với nhau. Sóng ứng suất không thể truyền qua các mối nối. Do đó khó kiểm tra chất lượng cọc phía dưới mối nối.
=======================================
Tiêu đề: Nhận xét về chất lượng tư vân thiết kế ở Việt Nam hiện nay
Nội dung : Thưa giáo sư, Hiện nay Dư luận xã hội đánh giá chất lượng tư vấn thiết kế của các công trình hiện nay quá kém, dẫn đến thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản rất nhiều. Xin Giáo sư cho biết ý kiến và biện pháp nào nhằm tăng chất lượng tư vấn thiết kế lên và các biện pháp làm giảm thất thoát trong đầu tư xây dựng. và Có phải một trong các nguyên nhân là chi phí tư vấn hiện nay ở Việt Nam quá thấp không (chỉ bằng 1/5 của nước ngoài). Xin cảm ơn giáo sư, chúc GS. khỏe mạnh.

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc thất thoát trong xây dựng cơ bản là có nhiều nguyên nhân và có nhiều hội thảo bàn về vấn đề này. Riêng việc chi phí trả công quá thấp cho Tư vấn Thiết kế và Giám sát cũng có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng. Nhưng theo tôi, người tư vấn thiết kế và giám sát ngoài việc phải có đủ lương để sống còn phải có lương tâm nghề nghiệp mà là một trong các tiêu chí đạo đức của nhiều hội kỹ sư nước ngoài.
=======================================
Tiêu đề: kết cấu móng cho nhà cao tầng
Nội dung : Kính thưa giáo sư! Hien nay việc chọn giải pháp mong cho nhà cao tầng là một vấn đề hết sức quan trọng vì chi phí cho phần này thường chiếm phần trăm rất so với tổng chi phí công trình. Giải pháp móng sao cho vừa đảm bảo khả năng chịu lực, vừa đảm bảo tính kinh tế. Trong lần thiết kế gần đây em gặp mọt trường hợp rất khó như sau:một nhà 26 tầng 30x40m đặt trên địa chất rất yếu( cọc 1,2m dài 60m chỉ đạt 400T. Do đó số lượng cọc rất lớn không bố trí đủ trên mặt bằng công trinh. Xin giáo sư chi bảo cho một giải pháp thích hợp hơn( 30m trên cùng là bùn nhão, 30m tiếp theo là cát trạng thái rời)

PGS. TS. Nguyễn Bá Kế:
Việc không đủ chổ để bố trí cho cọc có thể giải quyết bằng cách tăng sức chịu tải của cọc thông qua kích thước cọc. Trong trường hợp này có thể phải tăng chiều dài cọc. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với cọc trong nhà cao tầng là mũi cọc phải nằm trong lớp đất rắn chắc hoặc tương đối rắn chắc và phía dưới mũi cọc không có lớp đất yếu. Muốn giải bài toán này có thể phải so sánh các phương án cọc khác nhau, nhưng rất cẩn thận khi dùng cọc ma sát nếu tải trọng bên trên là đáng kể. Có những công nghệ khác như mở rộng đáy cọc để tăng sức chịu tải ở mũi (Ở Việt Nam chưa dùng giải phá
p này).
[
/justify]
Về Đầu Trang Go down
https://dhcl.forumvi.com
 
các vấn đề về nền móng do GS. NGUYỄN BÁ KẾ đã giải đáp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIAO LƯU VỚI GS.TS.VS. NGUYỄN TRƯỜNG TIẾN VẤN ĐỀ VỀ NỀN MÓNG
» video clip giao lưu thầy TS. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG DHCL  :: chào mừng đến với diển đàn :: CHỦ ĐỀ-
Chuyển đến